Lịch sử Ethereum

Nguồn gốc

Ethereum ban đầu được mô tả trong một văn bản của Vitalik Buterin, một lập trình viên liên quan đến Bitcoin vào cuối năm 2013 với mục tiêu xây dựng các ứng dụng phân quyền.[11][12][13] Buterin đã lập luận rằng Bitcoin cần một ngôn ngữ kịch bản để phát triển ứng dụng. Không đạt được thỏa thuận với nhóm phát triển Bitcoin, ông đề xuất phát triển một nền tảng mới với một ngôn ngữ kịch bản tổng quát hơn.[14]:88

Bốn thành viên ban đầu của nhóm Ethereum là Vitalik Buterin, Mihai Alisie, Anthony Di Iorio và Charles Hoskinson[15]. Phát triển chính thức của dự án phần mềm Ethereum bắt đầu vào đầu năm 2014 thông qua một công ty Thụy Sĩ tên là Ethereum Switzerland GmbH (EthSuisse). Sau đó, một tổ chức phi lợi nhuận tại Thụy Sĩ với tên gọi là Ethereum Foundation cũng được thành lập. Việc phát triển Ethereum được tài trợ bởi đám đông trực tuyến trong suốt tháng 7 và tháng 8 năm 2014, với những người tham gia mua Ethereum bằng các loại tiền kỹ thuật số khác như bitcoin[4]. Mặc dù đã có những lời khen ngợi đầu tiên về những đổi mới kỹ thuật của Ethereum, nhưng cũng có các ngờ vực về tính an toàn và khả năng mở rộng của nó.

Sự sụp đổ của dự án DAO

Ethereum đã thu được một số lượng lớn các phương tiện thông tin đại chúng trong năm 2016 khi một tổ chức tự trị phân cấp được gọi là The DAO[16][17] - một bộ hợp đồng thông minh được phát triển trên nền tảng[18] - thu được một khoản kỷ lục 150 triệu USD tài trợ thông qua hình thức đóng góp đám đông (crowd-funding). DAO đã bị hack một cách ngoạn mục vào tháng 6, khi một cá nhân vô danh đã lấy trộm được khoản tiền trị giá 50 triệu đô la Mỹ[19][20][21]. Sự kiện này đã gây ra một cuộc tranh luận đáng kể trong cộng đồng mật mã về việc liệu Ethereum nên thực hiện việc chia nhánh (hard-fork) gây tranh cãi để lấy lại số tiền bị đánh cắp.

Do việc tranh chấp, Ethereum bị chia thành hai mạng. Phía thiểu số từ chối thực hiện việc chia nhánh tiếp tục sử dụng phiên bản Ethereum Blockchain cũ và gọi nó là Ethereum Classic, còn phía đa số đã ủng hộ việc chia nhánh chính thức của Ethereum.

Sự kiện DAO tạo ra sự phân ly giữa Ethereum và Ethereum Classic, mà theo một số nhà quan sát, đã tạo ra sự cạnh tranh kinh tế và tâm lý cay đắng giữa hai bên[22][23][24][25][26][27][28][29][30]. Đây là sự tiếp nối của cuộc tranh cãi khó khăn, nơi mà phía chống lại việc chia nhánh (Ethereum Classic) bảo vệ về sự không thay đổi, mã là luật, chống lại phía Ethereum mà bảo vệ cho ý định của giao thức, cách thức phân quyền trong việc ra quyết định và giải quyết xung đột.

Các nhà phê bình khác nhau từ phía Ethereum Classic đã tố cáo việc chia nhánh như là một vụ lừa đảo[31][32] và là một hành vi trộm cắp tiềm năng về sở hữu trí tuệ[33]. Ethereum Classic đã giữ lại một số người dùng của Ethereum và cũng đã thu hút những người khác từ cộng đồng mật mã rộng hơn - những người đã từ chối việc chia nhánh gây tranh cãi trên cơ sở ý thức hệ[34]. Tuy nhiên, dự án này không được Ethereum Foundation[9][35][36][37] tài trợ chính thức và cũng không được hỗ trợ bởi hiệp hội các nhà phát triển, đối tác kinh doanh, thợ mỏ và người sử dụng hệ sinh thái Ethereum.

Các điểm khác biệt cơ bản so với Bitcoin

Về nguồn gốc, Bitcoin được tạo ra như một loại tiền tệ và để lưu trữ giá trị. Còn Ethereum được tạo ra như một nền tảng giao dịch hợp đồng thông minh phân tán. Lưu ý rằng Bitcoin cũng có thể xử lý được hợp đồng thông minh, và Ethereum cũng có thể được sử dụng như một loại tiền tệ. Ngoài ra, giữa Bitcoin và Ethereum còn có những điểm khác biệt cơ bản sau:

  • Thời gian tạo khối Ethereum mới là 14 tới 15 giây thay vì 10 phút trong Bitcoin.
  • Việc sử dụng giao thức GHOST giúp giao dịch Ether nhanh hơn Bitcoin.
  • Số lượng Bitcoin bị giới hạn ở mức 21 triệu với phần thưởng giảm còn một nửa sau mỗi 4 năm. Còn Ethereum thì không giới hạn số lượng ether. Lượng lạm phát ether hàng năm không được xác định rõ. Các ngân hàng trung ương thường thích Ethereum hơn vì cách phát hành tiền này.
  • Phí giao dịch của Ethereum được trả bằng Gas (quy đổi được ra ether), được tính dựa trên khối lượng tính toán, băng thông, lưu trữ. Còn phí giao dịch Bitcoin bị cạnh tranh trực tiếp với nhau để vào được khối của Bitcoin mà bị giới hạn.
  • Ethereum cho phép chạy mã Turing-complete, cho phép mọi tính toán được thực thi nếu có đủ khả năng tính toán và thời gian. Tuy nhiên điều này cũng mang lại nhiều rủi ro bị tấn công hơn cho Ethereum so với cấu trúc đơn giản hơn của Bitcoin.
  • Có 13% số ether được bán cho lượng người đã tài trợ dự án ban đầu. Còn những người đầu tiên đào Bitcoin nắm giữ số lượng lớn lượng Bitcoin đang phát hành.
  • Ethereum chống lại việc sử dụng ASIC như Bitcoin. Người đào Ethereum phải sử dụng card đồ họa vì hàm băm của Ethereum yêu cầu sử dụng bộ nhớ.
  • Ethereum chống lại việc đào mỏ tập trung bằng cách sử dụng giao thức Ghost.
  • Bitcoin đã có một lịch sử chưa bao giờ can thiệp vào dữ liệu trên sổ cái. Còn Ethereum đã phải chia nhánh sau khi DAO bị tấn công.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ethereum http://america.aljazeera.com/articles/2014/4/7/cod... http://uk.businessinsider.com/dao-hacked-ethereum-... http://www.coindesk.com/can-learn-dao/ http://www.coindesk.com/can-two-ethereum-markets-c... http://www.coindesk.com/coindesk-research-spotligh... http://www.coindesk.com/ethereum-classic-explained... http://www.coindesk.com/wish-ethereum-classic-quic... http://www.forbes.com/sites/rogeraitken/2016/04/23... http://gavwood.com/paper.pdf http://www.huffingtonpost.com/david-seaman/ethereu...